0

Đậu phụ rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch... Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ

Bài 1
Đậu phụ 300 g, nấm hương 30 g, măng tươi 30 g, rau cải 10 g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng, nấm thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước.
Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào. Đun to lửa cho sôi, rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun sôi liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị. Cho rau cải và một chút nước bột đao vào, đảo đều nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn trong ngày.
Công dụng: Bổ khí, sinh tân, làm hạ mỡ máu và chống ung thư. Dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.

Bài 2
Đậu phụ 100 g, mộc nhĩ 15 g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và làm sạch.
Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm. Tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước; cho mộc nhĩ, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, thích hợp cho người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành.

Bài 3
Đậu phụ 200 g, giá đậu tương 250 g, cải canh 100 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn, đậu phụ xắt thỏi.
Phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh, đổ thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi. Tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế thêm gia vị, vặn nhỏ lửa nấu chín rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tư dưỡng thân thử. Thích hợp cho người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4
Cua 500 g, đậu phụ 200 g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã lọc lấy nước cốt, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ.
Phi hành và gừng rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: Thanh nhiệt, hoạt huyết, thích hợp cho người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 5
Đậu phụ 200 g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100 g, tỏi 25 g, tôm nõn khô 25 g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành miếng, nấm rửa sạch, thái phiến, tỏi giã nát.
Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi, vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị. Thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, các chứng ung thư.


Cách nấu món 

Cá nấu đậu phụ dinh dưỡng

Cá và đậu phụ cung cấp một nguồn protein dồi dào. Vì vậy, nếu có được chất dinh dưỡng này, cơ thể của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Hãy thử cùng chúng tôi thực hiện món ăn trộn lẫn giữa cá và đậu phụ này nhé!  

Nguyên liệu:
- 230-250g cá (chỉ lấy phần thịt)
- 300g đậu phụ
- 100ml nước dùng
- 1-1,5 muỗng xúp bột bắp hòa tan với nước
- 1 muỗng xúp hành hoa thái nhỏ
- 1 muỗng xúp rau mùi thái nhỏ
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1/4 thìa cà phê đường
- 1/4 thìa cà phê dầu vừng
- Dầu ăn
- Một chút hạt tiêu

Thực hiện:
1. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt cá vào đảo đều tới khi chín.
2. Cắt đậu phụ thành từng miếng dày khoảng 2cm.

- Đổ thêm dầu vào chảo đun nóng, cho đậu phụ và cá vào, đảo nhẹ tới khi ngậy mùi thơm.
- Rắc muối, đường, dầu vừng và hạt tiêu lên trên, đảo đều.

3. Đổ nước dùng vào và đun. Lúc gần sôi, đổ tiếp hỗn hợp bột bắp, đun tới khi hỗn hợp đậm đặc.
4. Múc ra bát, rắc hành và rau mùi lên, thêm chút ớt tươi nếu thích.

Nấm sốt cà chua

Thực hiện:
Cho dầu vào chảo rồi phi hành củ cho dậy mùi thơm, sau đó cho cà chua và thịt băm vào xào thật săn, nêm chút nước mắm cho sôi lên khoảng 1 phút rồi cho nấm rơm vào đảo khoảng 2 phút, cho hành lá vào là hoàn tất.

Dinh dưỡng:
Trong 100g: Protein 20g, không có chất béo, cacbohydrat 25g, chất xơ 5g, cholesterol 27mg, số calo 250.

Có thể coi đây là món rau hoặc món mặn dùng với cơm đều được, chú ý nêm món này nhạt để có thể ăn vã hoặc dùng với cơm nóng.

Ăn cùng với xà lách như một món chấm cũng là một kiểu chế biến nhất là với người miền Nam.

Làm món Thịt hon

Nguyên liệu:

- Giò heo nạc: 300g Giò heo móng: 300g
- Nấm mèo: 2 tai Ruốc Huế: 10g
- Sả: 3 cây Hành tím: 4 củ
- Tỏi: 2 tép Đường: 20g
- Muối: 10g Tiêu: 1/2 muỗng cà phê
- Bột càri: 10g Bột giả cầy: 5g
- Nước dùng: 700 ml

Cách thức chế biến:

- Giò heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
- Hành tím, tỏi giã nhuyễn ướp vào thịt giò với các gia vị khác để thấm khoảng 20 phút.
- Ướp bột cà ri và bột giả cầy.
- Phi dầu với chút tỏi rồi cho sả cây đập dập vào. Cho giò đã ướp vào xào đến lúc săn mặt là được.
- Cho nước dùng vào nấu nhỏ lửa cho đến lúc sắt lại là được, nêm lại cho vừa ăn. Thịt hon được dùng chung với xôi nếp.

Post a Comment

 
Top