0

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mùa hè. Ngoài công dụng là thực phẩm ngon miệng, giải nhiệt, rau muống còn có tác dụng giải độc, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...

Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, thuộc họ bìm bìm, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu. hạt có lông, màu hung.
Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước, 3,2% prôtít, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là canxi, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,... Trong rau muống đỏ có chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu... được sử dụng trong chữa trị:
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.
Mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.
Đau dạ dày với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ khỏi các triệu chứng trên.
Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
Nước tiểu đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml. Uống trong 5 - 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
Quai bị sưng đau: Rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường uống càng tốt.
Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
Chữa say sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy 150ml nước để uống. Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở cấp cứu ngay.

5 cách đơn giản phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

1. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá

Các chất dinh duỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch

Chất chống oxy hoá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm của chúng đối với cac mạch máu. Đồng thời, chúng giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp. Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên ăn 5-9 phần ăn trái cây và rau quả (ba loại rau và 2 loại trái cây khác nhau) mỗi ngày nhằm bảo đảm cung cấp sự cân bằng các chất dinh duỡng mà cơ thể cần.

Ngoài ra, bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là cá. Bạn nên bổ sung các loại cá như: cà hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung  axit béo omega-3. Chất béo này cũng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chúng làm giảm huyết áp và triglycerides của bạn.

2. Cắt giảm các chất béo có hại

Chế độ ăn uống ít chất béo được coi như một “tấm lá chắn” giúp bạn chống lại các căn bệnh tim mạch. Điều bạn nên làm là cố gắng cắt giảm lượng chất béo bão hoà có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là thủ phạm khiến mức độ cholesterol xấu tăng và làm giảm cholesterol tốt. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà. Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.

5 cách đơn giản phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả 1

Có những điều rất đơn giản trong cuộc sống dưới đây lại có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh minh họa

3. Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình

Biết rõ về tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Hãy tới bác sĩ để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu, và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình. Nếu bạn có nguy cơ nếu mắc những bệnh liên quan đến tim mạch thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn.

Một điều quan trọng khác là, những bệnh liên quan đến tim mạch có phần  nhiều yếu tố là do di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có tiểu sử bị bệnh thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.

4. Chăm tập luyện thể dục

Tập thể dục có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao -  thường được gọi là cholesterol "tốt", và giảm lipoprotein mật độ thấp -  cholesterol "xấu". 

Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Không hút thuốc

Hãy nói không với thuốc lá. Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành 2-4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và dày máu khiến nhiều khả năng bị đông máu, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim. 

Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.

Post a Comment

 
Top