0


  • Những lưu ý khi mở công ty riêng
    Xác định rõ động cơ khiến bạn muốn mở công ty
     Mở công ty riêng không phải là chuyện đơn giản nên bạn cần xác định rõ động lực của mình có đủ lớn để có thể theo đuổi mục tiêu này đến cùng.
  • 2
    Xác định rõ kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm cần thiết
    “Bạn cần phải giỏi chuyên môn và các kỹ năng mềm khác để có đủ tự tin làm ăn riêng. 
    Thông thường mọi người nghĩ rằng làm kinh doanh riêng cũng giống như họ đi làm thuê: làm công việc của mình. Tuy nhiên, 
    chủ doanh nghiệp có trách nhiệm lớn hơn việc tạo ra/cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Bạn phải tham gia vào tất cả các khâu từ tiếp thị, quan hệ cộng đồng, quản lý nhân sự, quảng cáo, hậu cần, tài chính và hơn thế nữa.
  • 3
    Xác định tính cách bản thân
    Bạn là người tự làm mọi thứ? Bạn là người có tầm nhìn xa trông rộng? Bạn thích chú ý đến tiểu tiết? Bạn có thể thiết lập các mục tiêu chiến lược và lên kế hoạch cụ thể đế biến mục tiệu đó thành hiện thực? Bạn cần người khác nhắc phải làm gì và khi nào thì làm? Hãy tự trả lời những câu hỏi đó và xác định xem bạn có những đức tính của một nhà lãnh đạo hay không.
     Những doanh nhân thành đạt thường có xu hướng tự làm mọi việc, có tầm nhìn xa trông rộng, lên kế hoạch và chịu trách nhiệm với những việc họ làm.
  • 4
    Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp
    Một khi bạn quyết định mở công ty của riêng mình, bạn sẽ phải dành nhiều tâm huyết, thời gian và xác định mục tiêu cụ thể cho nó. ....
  • 5
    Xác định khả năng, mục tiêu tài chính
    Tài chính là một việc vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Thông thường phải mất hàng tháng đến hàng năm để một doanh nghiệp mới có thể thu lợi nhuận. Một trong những sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp kinh doanh là doanh nghiệp đánh giá thấp khả năng tài chính từ lúc ban đầu. Trước khi quyết định, bạn nên xác định rõ bạn có thể đầu tư bao nhiều tiền và có thể tìm kiếm nguồn vốn khi cần từ đâu. Hãy đảm bảo bạn có đủ tiền vì bạn sẽ phải cần đến nó.
  • 6
    Xác định khả năng ra quyết định
    Khi đã là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ là người ra quyết định trong mọi việc. Hãy xem bạn có khả năng này hay không. Nếu chưa, bạn có thể tự tích lũy, học hỏi thêm.

    Chọn đúng thời điểm để khởi nghiệp


    • Bạn còn trẻ
      Tuổi trẻ chính là một ưu thế để bắt đầu kinh doanh. Càng bắt đầu kinh doanh sớm, bạn càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi. Khi còn trẻ, người ta thường không tránh khỏi sự non nớt và thiếu vốn sống. Trên bước đường tích lũy kinh nghiệm bản thân, nhiều khi bạn sẽ có những quyết định sai lầm, thậm chí sẽ phải trải qua cảm giác ở tù hay tệ hơn là doanh nghiệp của bạn đi đến phá sản.
      Blogger Michael Arringtonnhớ lại cuộc nói chuyện hồi năm ngoái với ông chủ một doanh nghiệp, trong đó ông có nói “người làm kinh doanh cũng giống như các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp vậy. 25 tuổi là thời điểm sự nghiệp của họ nở rộ, song quãng thời gian đó không dài, đến 30 tuổi hầu như họ đều chấm dứt sự nghiệp thi đấu.”
      Có thể ai đó không đồng tình với những con số nêu trên, song bạn không thể phủ nhận một điều rằng công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn còn trẻ, còn sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Chẳng ai than vãn rằng phải chi họ không bắt đầu sự nghiệp quá sớm mà chỉ có những người hối tiếc vì đã không bắt đầu sớm hơn.
    • 2
      Bạn đã chán ngán công việc hiện tại
      Bạn có đồng tình rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi nếu cứ cam chịu làm những công việc mà bạn ghét cay ghét đắng? Và có lẽ cũng chẳng có ông chủ nào thu về hàng triệu đô la mỗi năm mà lại chán ghét công việc của mình. Điều đó chứng tỏ một chân lý rằng: một khi bạn đã chán ngán với công việc hiện tại, đó chính là thời điểm đúng đắn nhất để bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình. Tuy nhiên, bạn chưa thể thành công nếu chỉ rời bỏ công việc cũ. Cái bạn cần làm là đầu tư thời gian để tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp, và một đã cảm thấy thật tự tin, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó.
    • 3
      Bạn đang thất nghiệp
      Thế giới đã chứng kiến nhiều tấm gương dám bỏ việc thành triệu phú, song không phải bất cứ ai từ kẻ thất nghiệp cũng có thể trở thành ông chủ. Tuy nhiên, chính thất nghiệp lại là một chất xúc tác cực kỳ hữu hiệu nếu từ lâu bạn đã nung nấu một ý tưởng kinh doanh nào đó.
      Có nhiều người khi bị sa thải chỉ dồn hết sức lực vào việc trả đũa kẻ đã khiến họ thất nghiệp. Nếu bạn đủ khôn ngoan, bạn sẽ không làm như vậy. Hãy coi việc bị sa thải là một cơ may và động lực để làm lại từ đầu những dự định còn dang dở, những ý tưởng từ lâu bị bỏ quên và bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.
    • 4
      Bạn có thời gian
      Công việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp riêng mà lại bận bịu với quá nhiều việc trong cuộc sống thường ngày. Đó là lý do vì sao bạn nên bước chân vào con đường kinh doanh khi bạn có nhiều thời gian và sức lực nhất. Muộn đi một vài năm đã là lúc bạn ngập đầu trong những khoản thế chấp, học phí hay những kì nghỉ của gia đình mà không ai khác bạn là người chi tiền.
      Công việc kinh doanh mang lại cho bạn không ít phần thưởng đáng giá, đó là niềm phấn khởi, là thành quả đạt được, là sự tự do về mặt tài chính và nhiều điều khác nữa. Nhưng bạn cũng cần phải nhận thức rõ những mặt trái của công việc này: bạn sẽ không có nhiều thời gian như trước để gặp gỡ, trò chuyện với gia đình và bạn bè, thu nhập có thể là con số 0 tròn trĩnh…
      Nếu bạn còn độc thân, hay đã có gia đình nhưng chưa sinh con hoặc đang dự định lấy chồng, cùng lúc lại muốn bắt đầu công việc kinh doanh thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy thực hiện ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.

    • 5
       Kinh doanh đã là niềm đam mê không thể chối từ
      Khi một ý tưởng kinh doanh ám ảnh bạn đến mức khó lòng gạt nó ra khỏi tâm trí, đó là lúc bạn nên bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ thấy rằng dù cho không nghĩ đến thì ý tưởng đó vẫn trở đi trở lại trong suy nghĩ, khiến bạn phải quyết định thảo luận nó với gia đình. Thậm chí nếu vì một lý do nào đó khiến bạn không thể hiện thực hóa ý tưởng thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ân hận. Trong kinh doanh, điều quan trọng là bạn biết cách làm sao để giữ niềm đam mê kinh doanh luôn có sức ám ảnh và lôi cuốn bạn.
    • 6
       Bạn có kinh nghiệm
      Có những người bước chân vào công việc kinh doanh muộn hơn những người khác song họ vẫn có thể thành công bởi kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp họ dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Khi đang làm việc trong những công ty lớn, họ đã bắt đầu kinh doanh và dành dụm được một khoản vốn để sẵn sàng đầu tư. Đó cũng chính là câu chuyện của ông chủ SavingStar: David Rochon, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và Michael Libenson, chuyên viên tư vấn kinh doanh có thâm niên 20 năm. Họ đã thành lập nên quỹ tiết kiệm SavingStar thông qua mạng lưới với 24.000 cửa hàng tạp hóa và quầy thuốc trên khắp nước Mỹ. Một nghiên cứu của Founder Institute cho thấy năng lực hoàn thành các dự án kinh doanh cộng với kinh nghiệm thực tiễn giúp những người bắt đầu kinh doanh muộn hơn có khả năng nhận diện và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh cao hơn những người khác.
    • 7
       Bắt tay vào công việc ngay bây giờ
      Tuổi tác hay địa vị không làm nên sự khác biệt trong cơ hội thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng là bạn không chần chừ thực hiện ý tưởng ngay từ hôm nay chứ không phải bất cứ một thời điểm nào khác, bởi thời gian một đi không trở lại. Nếu bạn chờ đến ngày mai, ngày kia hay đến khi bạn được thăng tiến, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay đã có gia đình thì có lẽ cơ hội đã tuột khỏi tay bạn.

      • 1
        Tìm định nghĩa thành công của riêng bạn. 
        Rồi vẽ ra bản đồ từng bước tiến đến mục tiêu cao nhất đó. Có một mẫu số chung cho sự thành công là: lao động chăm chỉ. 
      • 2
        Nắm bắt quy trình bán hàng. 
        Theo lời một trong những chuyên gia bán hàng thì: “Giao dịch bán thành công khi có sự trao đổi cảm xúc và người bán khiến đối phương đưa ra quyết định mua”. 
      • 3
        Biết 4 yếu tố quyết định kết quả giao dịch. 
        Một, nền tảng giá trị vững chắc. 
        Hai, số lượng người mình nhắm đến. 
        Ba, chất lượng của bài giới thiệu sản phẩm. 
        Bốn, phẩm chất của khách hàng tiềm năng.
      • 4
        Tin vào “quy luật bù trừ”. 
        Hết khổ thì tới sướng. Sướng xong sẽ lại khổ. Cứ như thế là vòng tròn khép kín. Trong văn hóa kinh doanh, tin tưởng điều này sẽ giúp bạn cân bằng lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi. Điều quan trọng đối đối với nhân viên bán hàng là gặp càng nhiều người để tăng doanh số. 
      • 5
        Điều khiển tâm lý. 
        Khi bán hàng, dĩ nhiên có lúc này lúc nọ, lúc ít lúc nhiều. Vậy nên, hãy luôn hướng đến những suy nghĩ tích cực để dạt dào cảm hứng và tươi vui.
      • 6
        Liên tục đổi mới và hướng đến sự tiến bộ. 
        Thức dậy mỗi sáng, bạn hãy tự hỏi mình có thể làm gì để cho việc bán hàng của cá nhân và hoạt động của toàn doanh nghiệp tốt hơn lên. 
      • 7
        Nghĩ xa. 
        Đừng bao giờ giới hạn mơ ước và sức sáng tạo. Đừng ngại nghĩ đến những điều to tát có sức ảnh hưởng lớn lao. 
      • 8
        Rời vùng an toàn. 
        Thay đổi là điều tốt. Hạt giống tăng trưởng và phát triển chỉ xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó. Hãy rời vùng an toàn, dũng cảm đương đầu với thử thách, thay đổi để tốt đẹp và thành công hơn. 
      • 9
        Cam kết thực hiện mục tiêu. 
        Lập mục tiêu bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của hệ thống bán hàng. Khi lập mục tiêu, hãy viết ra giấy, ghi cụ thể các bước đi để hoàn thành mục tiêu và kết quả. Lập những mục tiêu cao và thấp khác nhau. Tăng mục tiêu dần dần.


Post a Comment

 
Top