0
Những kinh nghiệm không bao giờ cũ - Kinh nghiệm bổ ích. Đúng là kiếm được đồng tiền không dễ

1, Bán thứ khách hàng cần
 Nguyên tắc này xưa như trái đất, nhưng có lẽ chỉ một số người bán hàng còn dám tuân thủ vào thời điểm kinh doanh gặp bất lợi.

Trong trường hợp này, nếu cửa hàng không còn loại sản phẩm khách hàng cần, người bán có thể chạy đi lấy hàng ở nơi khác, hoặc nếu là khách quen thì xin địa chỉ để giao hàng tận nhà cho họ. Như thế mới là bán đúng thứ khách hàng cần mua, chứ không phải chỉ tìm cách bán cái mình có!

2, Làm vừa lòng khách hàng
 Đây cũng là câu chuyện cũ. Ai chẳng biết muốn bán được hàng thì miệng lúc nào cũng phải cười tươi như hoa, nói năng nhỏ nhẹ, phục vụ chu đáo, tiếp đãi ân cần... Nhưng xét cho cùng, các thủ thuật trên nếu sử dụng một cách thành thục quá sẽ dễ tạo vẻ xởi lởi giả tạo. Những khách hàng tinh ý, hoặc chỉ cần đi mua hàng thường xuyên sẽ nhận biết ngay. Từ đó, khi vào cửa hàng, khách có thể chỉ săm săm đi tới chọn hàng, chứ chẳng thèm để ý xem người bán hàng đang chiêu dụ gì.

Vì vậy, chuyện làm vừa lòng khách nên được hiểu là hãy làm cho họ thoải mái, vừa ý, thậm chí là thỏa mãn với ngay cả những thứ họ không phải bỏ tiền ra mua. Ở đây không bàn chuyện tặng quà khuyến mãi, giảm giá sản phẩm... dù trên thực tế một số nơi làm điều này một cách chiếu lệ, được chăng hay chớ.

3, Đối thủ luôn... mạnh hơn
 Nhìn ở một góc độ nào đó, các đối thủ luôn có điểm mạnh hơn mình. Xét về lĩnh vực bán hàng, điểm mạnh về tiềm lực tài chính chưa hẳn đã tốt hơn khả năng thấu hiểu thị trường, phương pháp tiếp cận người tiêu dùng ở những góc độ và thời điểm thuận lợi cho việc mua sắm của họ nhất.   Họ hướng đến sự phục vụ thân thiện với khách hàng bằng những cửa hàng sạch đẹp, hàng hóa trưng bày bắt mắt, nhân viên tiếp đón ân cần... Họ tạo sự tiện lợi trong việc mua sắm bằng cách xuất hiện ở những vị trí đắc địa, giữ xe miễn phí, giá cả niêm yết rõ ràng...
Tuy nhiên, điểm mạnh vừa nêu cũng có thể là điểm yếu. Trước hết, do chú trọng vào việc chiếm lĩnh các vị trí đẹp trên đường, họ có thể bỏ lỡ cơ hội phục vụ cư dân trong các con hẻm.

Các cửa hàng tiện lợi thường tập trung vào việc trưng bày hàng bắt mắt nhằm lôi cuốn sự chú ý của khách mua sắm, đồng thời chỉ đáp ứng một số nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng nguồn hàng của họ không đa dạng, trong khi tiệm tạp hóa thường kinh doanh theo lối “nhà kho chứa hàng” nên hầu như hàng hóa nào họ cũng có thể phục vụ.

Chưa kể, mô hình kinh doanh “nửa siêu thị, nửa tạp hóa” của các cửa hàng tiện lợi còn khiến giá bán luôn mắc hơn các tiệm tạp hóa. Có thể nhiều chủ cửa hàng tiện lợi cho rằng người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để được phục vụ sự thuận tiện trong mua sắm. Điều này nói chung là đúng, nhưng trong nghề bán lẻ, khách mua hàng thường rất quan tâm đến những điều nhỏ lẻ. Chẳng hạn, khi giá bán của anh cao hơn đối thủ chỉ 1.000 đồng; khi nhân viên tính tiền làm tròn số lẻ 200 đồng thành 500 đồng trong phiếu tính tiền của khách thì biết đâu nhiều người chẳng tiện nói ra nhưng họ đã ngầm bất mãn và tẩy chay!


Hành động :
*Phục vụ:
+ Nếu cửa hàng không còn loại sản phẩm khách hàng cần, người bán có thể chạy đi lấy hàng ở nơi khác, hoặc nếu là khách quen thì xin địa chỉ để giao hàng tận nhà cho họ

+ Làm cho khách hàng  thoải mái, vừa ý, thậm chí là thỏa mãn với ngay cả những thứ họ không phải bỏ tiền ra mua.

*Quan tâm:
Trong nghề bán lẻ, khách mua hàng thường rất quan tâm đến những điều nhỏ lẻ. Chẳng hạn, khi giá bán của anh cao hơn đối thủ chỉ 1.000 đồng; khi nhân viên tính tiền làm tròn số lẻ 200 đồng thành 500 đồng trong phiếu tính tiền của khách thì biết đâu nhiều người chẳng tiện nói ra nhưng họ đã ngầm bất mãn và tẩy chay!




II .Xây dựng đội bán hàng hùng mạnh
Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình.

1. Xây dựng đội ngũ bán hàng của chính mình:
chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược bán hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng nội bộ chỉ làm việc cho một mình bạn mà thôi và mục tiêu duy nhất của họ là bán càng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Công ty bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

5. Đào tạo, đào tạo, đào tạo:
Càng được đào tạo chuyên nghiệp bao nhiêu, nhân viên bán hàng của bạn sẽ giải đáp trôi chảy mọi thắc mắc của khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ và kết quả bán hàng đương nhiên sẽ khả quan hơn. Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện. Ngoài ra, đối với một nhân viên bán hàng giỏi, việc biết rõ món hàng và biết rõ thị trường vẫn chưa đủ, họ còn phải biết rõ đổi thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao.

3. Cân khắc kỹ khi tuyển dụng:
Để tìm kiếm và xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên bán hàng thành công, bạn cần tìm kiếm những ứng viên với tính cách sau:
* Có động cơ làm việc vì tiền cao.
* Ham muốn học hỏi.
* Tự tin.
* Sẵn sàng đón nhận thách thức.
* Kiên trì.
* Sẵn sàng cạnh tranh.
* Có giải pháp thích hợp với những lời từ chối.
* Biết lắng nghe.
link 

III Nhân viên bán hàng bậc thầy

1. Ngủ sớm, dậy sớm, siêng năng bán hàng và quy đổi các giá trị thành tiền mặt 
Mang lại cho khách hàng sự hài lòng hoặc tiền bạc, đôi khi là cả hai. 
Bán hàng bậc thầy không bán hàng hóa hay dịch vụ, không bán đặc tính, lợi ích của sản phẩm hay công nghệ, họ bán cho khách hàng những tiện ích của sản phẩm hay công nghệ đó. 
=>Nói cách khác, họ bán giá trị quy đổi thành tiền mặt mà sản phẩm đem lại. 
Bán hàng bậc thầy cung cấp cho khách hàng một giải pháp khắc phục khó khăn, giải pháp đó luôn được quy đổi thành tiền. Bán hàng bậc thầy luôn nhắc nhở khách hàng để họ ý thức được họ sẽ mất bao nhiêu tiền nếu không có những giải pháp này.

Bán hàng bậc thầy rất độc lập. Họ làm việc chăm chỉ để bán được nhiều hàng và luôn trong vòng quay bán hàng.

2. Nếu ngài không cộng tác với tôi, chúng ta sẽ cùng thất bại
Bán hàng bậc thầy hoàn toàn tin rằng mình luôn giúp cải thiện tình trạng hiện tại của khách hàng. Họ biết nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ của mình thì khách hàng sẽ bỏ qua thứ gì đó, còn mình sẽ mất doanh thu.

3. Tôi bán hàng ngay khi tỉnh giấc
Bán hàng bậc thầy luôn luôn trong cuộc. Những người khác bán hàng để sống, Bán hàng bậc thầy sống để bán hàng. Khi đồng hồ báo thức đổ chuông vào lúc năm giờ sáng, thay vì một giai điệu hay những tiếng chuông, âm thanh duy nhất cất lên trong đầu anh ta là: “Này nhân viên bán hàng bậc thầy, hãy tỉnh dậy và bắt tay ngay vào bán hàng!” Với họ, bất kỳ lúc nào cũng có thể là thời điểm bán hàng.

4. Cạnh tranh từng ly, từng tấc
Giống như các vận động viên chuyên nghiệp,Bán hàng bậc thầy phải cạnh tranh từng ly, từng tấc. Họ sắp xếp nhiều cuộc hẹn hơn, chuẩn bị nhiều kế hoạch hơn và làm việc siêng năng hơn những nhân viên bán hàng khác. Họ chú ý tới từng chi tiết. Không có ai đánh máy thư thay họ, và họ cũng chẳng bao giờ mang theo bút máy trong túi áo sơmi. Họ làm việc chuyên nghiệp trong từng động tác vì họ ý thức được rằng chỉ “sẩy một ly” sẽ “đi một dặm”.

5. Tương lai là ngay lúc này
Bán hàng bậc thầy phải luôn luôn và trước hết là duy trì được công việc hiện tại của mình. Bán hàng bậc thầy say mê bán hàng và họ luôn kiếm được lợi nhuận. Họ luôn cố hoàn thành mục tiêu chỉ trong một cuộc gặp mặt, họ gợi ý về đơn đặt hàng trong mọi cuộc hẹn, và hiện tại họ không dựa vào những mối quan hệ lâu dài để bán hàng theo kiểu truyền thống. Hiện tại nghĩa là ngay bây giờ, ngay hôm nay. Ngay hôm nay hãy làm điều gì đó. Đừng chần chừ. Hãy gọi ngay cho khách hàng. Ngay bây giờ. !



Post a Comment

 
Top